Tại sao bên trong cổ ga, họng nạp, họng xã, họng hút gió và xả khí cháy xuất hiện các mảng bám muội carbon dày đặc?
- Đối với hệ thống động cơ đốt trong nói chung đều cần phải có cơ chế hút khí và xả khí cháy. Việc không khí lưu thông trong một thời gian dài trong điều kiện nhiệt độ cao cùng với các bụi bẩn từ hơi xăng dầu sẽ tạo thành các lớp bụi bám rất chắc vào cổ hút và cổ xả của động cơ.
Muội carbon bám cứng và dày đặc lên thành của các chi tiết trong động cơ
- Đối với các dòng xe dầu ( bao gồm cả các dòng EU 4, EU 5, … đời mới sau này) với quãng đường vận hành tầm khoảng 45000km, muội bẩn carbon đã bắt đầu bám rất nhiều và dày đặc vào thành họng nạp, xả, van EGR.
- Đối với các dòng xe máy xăng với quãng đường vận hành tầm khoảng trên 50000km, muội bẩn carbon sẽ bám rất chắc và dày đặc trên các hệ thống vừa nêu trên.
- Việc mảng bám muội carbon bám dày đặc lên hệ thống cổ ga, van EGR, họng hút và xả sẽ làm cho tiết diện của các hệ thống trên ngày càng hẹp dần, dẫn đến lưu lượng và chất lượng không khí nạp vào hệ thống không được đảm bảo và động cơ sẽ bị giảm hiệu suất hoạt động.
Tình trạng của các chi tiết trong trong động cơ sau quãng đường dài 40000km trở lên
Một số ảnh hưởng của việc muội bẩn carbon bám quá dày vào hệ thống:
- Hiệu suất động cơ kém hiệu quả.
- Lượng tiêu hao nhiên liệu lớn.
- Xe trở nên ù lì tăng tốc kém, ra khói, nổ máy không giòn, bị òa ga, …
Vì vậy cần nên định kỳ bảo dưỡng các chi tiết bộ phận này trên động cơ, nhằm đảm bảo luôn sạch sẽ, thông thoáng giúp động cơ luôn hoạt động được tối ưu hiệu suất.